KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGÀY HỘI SÁCH VIỆT NAM

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

 PHÒNG GD&ĐT CƯ JÚT                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ THANH              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGÀY HỘI SÁCH VIỆT NAM

Thực hiện theo công văn số 222/BGDĐT – CSVCTBTH ngày 16/1/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 645/SGD&ĐT – VP ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức ngày sách Việt Nam năm 2015 trong hệ thống các trường học, cơ sở giáo dục.
Thực hiện công văn  số 51/PGD&ĐT ngày 09 tháng 4 năm 2015 của Phòng Giáo dục và đào tạo Minh Hóa về việc tổ chức ngày sách Việt Nam năm 2015 trong hệ thống các trường học.
Thực hiện theo nhiệm vụ năm học 2016 – 2017. Trường THCS Nguyễn Chí Thanh lập Kế hoạch tổ chức “ngày hội đọc sách” như sau:
I. MỤC ĐÍCH:
–  Tuyên truyền, hưởng ứng ngày hội đọc sách, nhằm tôn vinh giá trị của sách và “văn hóa đọc”.
–  Khuyến khích đưa phong trào đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa trong toàn thể CB, GV, NV và học sinh toàn trường. Góp phần nâng cao trình độ, chất lượng đào tạo của nhà trường trong giai đoạn đất nước đổi mới và hội nhập.
–  Tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh có điều kiện giao lưu học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, qua đó góp phần thực hiện phong trào “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”.
–  Tạo ra một không gian, không khí trí tuệ và bổ ích từ đó thúc đẩy phong trào đọc sách trong nhà trường.
II.   NỘI DUNG:
1. Chủ đề: “Sách là người bạn thân thiết”
2. Thành phần tham gia:
CB, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường.
3. Thời gian thực hiện:
Từ 16/4/2017 đến 21/4/2017.
4. Chủ trì:
Đ/c: Trần Thị Minh Phượng          – Hiệu trưởng
Đ/c: Nguyễn Anh Quế                   – P. Hiệu trưởng – Chủ tịch Công đoàn
Đ/c: Phan Thị Lương                        – Cán bộ Thư viện
Đ/c: Trần Thế Vĩnh                          – TPT
Cùng toàn thể GVCN và học sinh trong trường.
5. Nội dung hoạt động:
– Phát động phong trào đọc sách cho học sinh bằng “Giờ đọc sách” hàng tuần.
– Thi giới thiệu sách giữa các lớp.
– Tổ chức đọc sách.

 III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ:
1. Thời gian tổ chức: 7h ngày 21/4/2017.
2. Địa điểm: Sân trường – Trường THCS Nguyễn Chí Thanh.
3. Thành phần tham gia: BGH, Cán bộ, giáo viên, nhân viên và toàn thể các em học sinh.
5. Nội dung, chương trình và tiến trình:
–    Ổn định tổ chức.
–   Văn nghệ chào mừng
* Phần lễ:
–   Khai mạc
–   Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
–   Thuyết trình của giáo viên về văn hóa đọc và kỹ năng đọc có hiệu quả.
*  Phần hội:
–   Thi giới thiệu sách và đọc 1 đoạn (1 câu chuyện) trong sách.
–   Tổ chức đọc sách .

* Bế mạc:
–    Tổng kết chương trình, trao giải và bế mạc.
IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:
–  Dẫn chương trình; tổ chức chương trình:  Đ/c: Vũ Ngọc Thiện
–  Chuẩn bị sách để triển lãm: Đ/c: Phan Thị Lương

–  Mỗi lớp chọn 1 học sinh để giới thiệu, tuyên truyền sách: Các đ/c GVCN.
–  Thuyết trình về văn hóa đọc và kỹ năng đọc sách: Phan thị Lương.
–  Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho học sinh tham gia chào mừng ngày hội đọc sách:
Đ/c: Trần Thế Vĩnh.
–  Trang trí sân khấu; chuẩn bị loa máy: Các Đ/c Đoàn viên
–  Các đồng chí GVCN có trách nhiệm hướng dẫn cho các học sinh của lớp tham gia ngày hội đọc sách năm học 2016-2017.
– Kê bàn ghế sân lễ: Các Học sinh khối 9.
* Thành phần BGK:
1. Đ/c: Nguyễn Thị Sang

  1. Đ/c: Lữ Thị Hoa
  2. Đ/c: Đường Lan Phương
    Trên đây là kế hoạch tổ chức ngày hội đọc sách năm học 2016 -2017. Kính mong các đồng chí GVCN triển khai đến các em học sinh tham gia. Các đồng chí cán bộ, giáo viên, công nhân viên phối kết hợp hỗ trợ để ngày hội được thành công tốt đẹp.

            Nam Dong, ngày  15   tháng 4 năm 2017   

                         HIỆU TRƯỞNG
(đã kí)

Trần Thị Minh Phượng

BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ VĂN HÓA ĐỌC TRONG KI NGUYÊN SỐ VÀ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO ĐỌC SÁCH GIẤY VÀ ĐỌC SÁCH ĐIỆN TỬ TRONG THƯ VIỆN

Kính thưa các vị đại biểu.

Thưa các đồng BGH của các nhà trường THCS Nguyễn Chí Thanh.

Thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến.

“Văn hóa đọc” là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức. Đồng thời, góp phần định hướng đọc cho người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống. “Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số” là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực. Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, GV, HS và phụ huynh về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, GD và rèn luyện nhân cách con người; hình thành thói quen đọc sách thường xuyên của mỗi người và xây dựng VH đọc trong cộng đồng….

Nhìn từ khía cạnh tích cực, cho thấy phát triển Văn hóa đọc là sự quan tâm của toàn xã hội đến một trong những vấn đề then chốt của giáo dục khai phóng hướng tới năng lực tự học suốt đời của con người, đồng thời cũng phản ánh một thực trạng đáng buồn về sự thiếu hụt “Văn hóa đọc” – nền tảng quan trọng hình thành giá trị nhân văn, sáng tạo của một quốc gia. Câu hỏi đặt ra là, điều gì đã dẫn đến sự thiếu hụt này?

Chúng ta thường cho rằng, kỷ nguyên công nghệ thông tin bùng nổ với văn hoá nghe nhìn đã lấn át và làm mai một văn hoá đọc. Thực tế thì, ở những quốc gia khai sinh ra nền công nghiệp nghe nhìn và là trung tâm của thế giới về các dịch vụ Internet, kỹ thuật số, phim ảnh, ca nhạc … như Châu Âu hay Mỹ, Nhật Bản, người dân đọc trung bình 12-20 cuốn sách/năm, một con số cao hơn gấp nhiều lần nếu so với 0.8 cuốn sách/năm của người dân Việt Nam. Vậy văn hóa nghe nhìn có phải là nguyên nhân sâu xa của việc người dân không đọc sách?

Chúng ta cần nhìn nhận một thực tế rằng, Việt Nam trải qua lịch sử hàng ngàn năm Bắc thuộc và những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm kéo dài dai dẳng, dẫn đến con số kỷ lục 94% dân số mù chữ vào năm 1945. Hệ luỵ nặng nề mà chiến tranh để lại đó là giặc đói, giặc dốt và một nền đọc mỏng kéo dài qua nhiều thế hệ, cùng với việc thiếu các chính sách khuyến đọc trên quy mô quốc gia đã làm mai một văn hóa đọc ngay từ khi còn chưa kịp thai nghén.

Có thể nói Văn hóa đọc chính là cốt lõi của đổi mới giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển xã hội. Dựa trên cơ sở đánh giá tác động và tầm ảnh hưởng của chính sách vĩ mô và vận hành xã hội để có những điều chỉnh và chỉ đạo kịp thời là việc làm cần thiết.  “Tuy nhiên, cần hiểu rằng để phá núi đá, chúng ta cần cả thợ khoan, thợ đập đá, thợ bơm nước, thợ nhồi thuốc nổ, xe vận chuyển… Trong công cuộc dỡ phá thành trì ít đọc để xây nên nền móng cho văn hóa đọc, chúng ta cần kiên nhẫn hành động, bởi nó không dễ như phá những núi đá hữu hình. Vũ khí cho công cuộc khai trí là sự tận tâm hành động của hàng triệu con người với những chiến lược rõ ràng và tầm nhìn dài 30-50 năm”.

Nhận thức sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của việc đọc sách. Ngày nay tại các địa phương, nhà trường, công sở đều có các thư viện phục vụ bạn đọc. Tại đây bạn đọc có thể đến với những nguồn tri thức vô hạn dưới nhiều hình thức: đọc sách giấy hay điện tử.

Trong ngày hôm nay tôi mong muốn mỗi chúng ta tại đây sẽ có thói quen đọc sách. Sách thật sự trở thành thói quen hàng ngày của mỗi chúng ta.

Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

BÀI GIỚI THIỆU SÁCH

Đến với ngày hội sách hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô và các em quyển sách “Bách khoa về biển” do tác giả Nguyễn Văn Phòng biên soạn.

 

Cuốn sách “Bách khoa về biển” trình bày những kiến thức cơ bản thông dụng về biển như: sóng, gió, dòng chảy biển, thuỷ triều, địa chất biển, luật biển, tương tác, khí quyển và đại dương, hoá học biển, sinh vật biển, sinh thái học biển, ô nhiểm biển,…Ngoài ra, sách còn giới thiệu các đại dương, biển, đảo, quần đảo, cảng biển và bãi tắm,.. nổi tiếng trên thế giới. Đặc biệt một số đảo, quần đảo ở vùng biển nước ta, một số vịnh của Việt Nam và thế giới được mô tả, trình bày tóm tắt các nét khái quát như vị trí, cư dân, tài nguyên, thảm thực vật, hải sản,..

Bên cạnh những nội dung trên sách còn đề cập đến một số hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra trên biển, vùng ven biển như sóng to, gió lớn, lốc, hiện tượng sóng thần, nước biển dâng khi bão đổ bộ vào đất liền, các ô nhiễm gây ra ở vùng nước ven bờ.

Sách dày 421 trang do tác giả Nguyễn Văn Phòng biên soạn được nhà xuất bản Từ điển bách khoa ấn hành quý III năm 2007. Nội dung được trình bày dưới dạng hỏi đáp, ngắn gọn, xúc tích, rất có ích cho các học sinh phổ thông, giáo viên địa lí, ngư dân và bà con sống vùng ven biển, hải đảo.

Sách là nguồn tri thức của nhân loại , Sách không những giúp ta nắm vững được những kiến thức về các môn học và còn giúp chúng ta tích lũy thêm những kinh nghiệm  để áp dụng vào cuộc sống. Sách sẽ là người bạn đồng hành, người bạn tri kỉ không thể thiếu với mỗi người chúng ta.
Bên cạnh những cuốn sách giáo khoa thì chúng ta cần phải lựa chọn những cuốn sách tham khảo phù hợp với từng môn học, bởi sách tham khảo là  tài liệu rất cần thiết  và hữu ích cho chúng ta.
Để đáp ứng nhu cầu của các thầy cô giáo nay thư viện Trường THCS Nguyễn Chí Thanh xin trân trọng giới thiệu thêm đến bạn đọc một vài cuốn sách  tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như bồi dưỡng cho học sinh.
NỘI DUNG

 

1.Tìm chìa khóa vàng giải bài Toán hay 6-7/ Lê Hải Châu.- H.: Đại bọc Quốc gia, 2010 .- 279 tr., 24 cm.
Tóm tắt: Cuốn sách được biên soạn nhằm giúp các em khả năng  phán đoán , suy luận, từ đó giúp các em giải Toán và yêu thích bộ môn này hơn
Nội dung sách được trình bày theo từng xoắn. Mỗi xoắn gồm các mục:
–  Những kiến thức cần nắm vững, phục vụ cho việc giải các đề toán sau đó.
– Các bài toán điển hình: gồm những bài toán hay và thông minh.
–  Cách giải và lời bình
–  Gồm những mẫu chuyện toán học vừa nâng cao hiểu biết, mở rộng tầm mắt, vừa có tính chất giải trí.

TK
992-996

  1. Bồi dưỡng Ngữ văn 8/ Nguyễn Kim Dung,…- Tp. Hồ Chí Minh: Tổng hợp, 2012.- 240 tr., 24 cm.
    Tóm tắt:  Tập hợp các dạng bài văn theo từng từng thể loại,có những bài văn có kết cấu khá quen thuộc  bao gồm: đề, dàn ý, bài làm. Trong này còn có những bài văn của các em học sinh ở các trường và những đoạn văn giàu nghệ thuật của các nhà văn Việt nam.
    Những bài văn được định hướng khá rõ rệt vào phần Tập làm văn ở Ngữ văn 8 trên các thể loại:
    – Văn tự sự
    – Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
    – Văn thuyết minh.
    – Văn nghị luận.

TK
609-615 và 1411-1415

3.Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 8 – 9/ PGS Nguyễn Đình Chi.- Tp.Hồ Chí Minh, 2012.- 302 tr., 24 cm.
Tóm tắt: Sách được tuyển chọn, phân loại, giới thiệu đầy đủ các bài tập hay và khó thuộc trong chương trình toán  hóa sơ cấp, bồi dưỡng học sinh giỏi theo yêu cầu của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Trong mỗi chủ đề được trình bày gồm 2 phần chính:
–  Phần 1: Bài tập có lời giải.
–  Phần 2: Bài tập tự giải.

TK
1218 – 1222

Rất hân hạnh phục vụ bạn đọc

Nam Dong, ngày 21 tháng 4 năm 2017

Xác nhận của Hiệu trưởng                                                                  CBTV

HIỆU TRƯỞNG
(đã kí)                                                                                                 Phan Thị Lương

Trần Thị Minh Phượng